Có một số thói quen chi tiêu xấu mà người giàu luôn tránh phạm phải. Đáng tiếc là những người nghèo và tầng lớp trung lưu lại thường phạm phải những sai lầm này.
1. Chi tiêu cảm tính
Những suy nghĩ kiểu như “ồ, mình thích cách đầm màu đỏ đó” hay “chiếc xe này thật tuyệt” và bạn khiến nó trở thành một giao dịch cảm tính. Thường thì những giao dịch như vậy sẽ khiến bạn lâm vào cảnh nợ nần nếu bạn tiêu quá nhiều tiền, hoặc có thể là tiêu sạch tiền trong tài khoản tiết kiệm.
2. Mua sắm để cải thiện tâm trạng
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Slickdeals, các khách hàng Mỹ thực hiện ít nhất 3 lần mua hàng mỗi tuần mà họ không hề có kế hoạch trước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của họ.
Các chuyên gia tài chính đã giải thích lý do vì sao việc mua sắm để cải thiện tâm trạng lại là một ý tưởng tồi. Trước hết, bạn có nguy cơ mua một loạt những thứ không cần thiết.
Và ngay cả khi chúng không tốn nhiều tiền thì việc thường xuyên mua trong tình trạng không có kế hoạch trước sẽ khiến bạn tốn một khoản lớn trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, việc mua một cái gì đó mà không suy nghĩ có thể chỉ ra rằng bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề tâm lý của mình bằng cách mua sắm.
Thay vì đó, hãy nghĩ đến những hoạt động giải trí khác vừa có thể cải thiện tâm trạng mà lại không tốn tiền như ra ngoài đi bộ với bạn bè hoặc chơi thể thao ngoài trời. Đây chính là những điều giúp ví của bạn không bị “đói”.
3. Tiêu tiền bằng thẻ tín dụng
Không nên tiêu tiền trên thẻ tín dụng nếu không quá cần thiết. Đó là số nợ bạn phải trả, nhiều khi cũng “quên béng” mất số tiền cụ thể là bao nhiêu cho tới khi kiểm tra lại thì đã là số tiền lớn. Nên tiêu số tiền mình đang có, tiêu bằng thẻ tín dụng khiến bạn luôn có cảm giác bạn là “con nợ”.
4. Không có một ngân sách chi tiêu
Nếu bạn chi tiêu mà không có ngân sách – tức là bạn mua những thứ mình muốn hoặc mình cần mà không xem xét gì về giá cả – con bạn rồi cũng sẽ vung tay quá trán như bạn: sẽ mua bất cứ món đồ gì mà không quan tâm đến chi phí. Và con bạn cũng như bạn sẽ phải nhận trái đắng từ việc chi tiêu thiếu kỷ luật.
5. Mua đồ lẻ tẻ, tiện đâu mua đấy
Bạn vẫn nghĩ rằng chỉ có những bà cô lớn tuổi mới hay mua đồ nhiều và dự trữ thì bạn đã nhầm rồi nhé. Hoàn toàn không có gì xấu khi bạn mua hàng với số lượng lớn, có sự chuẩn bị trước nếu đó là những thứ có hạn sử dụng lâu.
Việc tích trữ sẵn những thứ cần thiết như ngũ cốc, giấy vệ sinh, dầu gội và chất tẩy rửa sẽ hạn chế bạn bất ngờ “lang thang” ở siêu thị chỉ để mua một bịch giấy rồi lại khuân cả đống đồ chẳng biết bao giờ mới dùng đến về nhà. Mọi thứ bạn cần đều đã có ở nhà.
Việc mua hàng với số lượng lớn còn giúp bạn có thêm một khoản chiết khấu nữa. Tuy nhiên đừng chỉ chú ý tới giá cả mà tham đồ chất lượng kém nhé.
6. Thường vứt bỏ thức ăn thừa
Hãy học cách tiết kiệm từ chính việc ăn uống của bạn. Lên thực đơn, khẩu phần ăn vừa đủ, không mua quá nhiều lãng phí. Có khá nhiều người “no bụng, đói con mắt” nên nấu rất nhiều, khi ăn lại chẳng hết.
Thức ăn thừa thường bị đem đi đổ, hoang phí. Trong khi còn rất nhiều người không có để ăn thì bạn đổ bỏ. Những đồ nào còn có thể ăn tiếp hãy đóng lại, đậy kín để sử dụng bữa tới. Không lãng phí thức ăn chính là cách giúp bạn tiết kiệm được tiền.
7. Lúc nào cũng mắc nợ
Một trong những vấn đề tài chính lớn nhất mà nhiều hộ gia đình mắc phải chính là nợ nần. Nếu bạn chấp nhận việc mắc nợ thì con bạn tương lai cũng thế.
Nợ nần chính là đại diện cho việc giảm thu nhập trong tương lai. Bởi bạn sẽ phải trả cho những gì đã chi ra trong quá khứ.
Chấp nhận nợ như một người bạn không phải là cái nhìn lành mạnh về nợ. Bạn có thể và nên nói với con về nợ nhưng làm thế nào để giải quyết nợ mới là điều quan trọng hơn cả.
8. Mua cà phê mỗi sáng
Các nhà khoa học Anh đã tính toán được rằng một nhân viên văn phòng trung bình chi 510 đô la mỗi năm cho cà phê. Tất nhiên, giá của một tách cà phê là khác nhau tùy thuộc vào mặt bằng cửa hàng, danh tiếng… nhưng có một điều chắc chắn rằng bạn đã tốn khá nhiều tiền cho những thức uống này.
Lời khuyên được đưa ra là hãy mua cho mình một cốc giữ nhiệt và pha sẵn cà phê từ nhà. Điều này có thể giúp bạn vẫn thưởng thức được đồ uống nóng trên đường đi làm mà vẫn tiết kiệm được tiền.
9. Ăn uống và vui chơi như không có ngày mai
Mọi người thường nói điều này như một cách biện hộ cho việc sống một cuộc sống tốt đẹp, tuy nhiên, cách này cũng có thể gây hại cho tài chính của bạn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn, uống và vui chơi (và đi sâu vào nợ nần để có thể làm như vậy) và bạn không chết vào ngày mai?
Từ quan điểm tài chính, khái niệm đó sẽ đưa bạn cũng như con của bạn vào thảm họa. Hành vi này có khác nào bạn bảo bọn trẻ rằng không cần thiết phải chuẩn bị tài chính cho tương lai. Đó là bài bài học tài chính tồi tệ nhất.
10. Mua quần áo không phù hợp với những thứ bạn đã có
Rất nhiều người cố chạy theo mốt để sắm những đôi giày sáng màu rồi chỉ đi một vài lần hay những chiếc túi xách thời trang chỉ phù hợp với những dịp hiếm hoi rồi bị cất trong tủ quần áo. Việc thường xuyên mua quần áo không phù hợp với những thứ bạn đã có sẽ sớm phá hủy sự cân bằng tài chính của bạn.
Hãy trung thực với tình hình tài chính của mình và chọn mua trang phục mà bạn có thể dễ dàng kết hợp với những gì bạn đã có.