Quan niệm phương Đông phương Tây về tình yêu và hy sinh

Midu

   Trong sách học có câu chuyện thế này; Ở một vùng nọ có con sông đầy cá sấu, trên sông chỉ có một chiếc cầu nhỏ. Trên hai bờ sông đối diện có một cặp tình nhân, cô gái và chàng trai mỗi ngày phải gặp nhau một lần. Một hôm nước lũ tràn về kéo sập mất cầu.

   Cô nàng nhớ người yêu chạy khắp nơi nhờ người đưa nàng qua sông, nhưng đều bị từ chối, chỉ có một chàng trai tên Fan nói; “Nếu nàng chịu ngủ với tôi một đêm, tôi sẽ đưa nàng qua sông”. Bài học “quy định”, nếu cô không đồng ý với Fan thì ngoài ra không có cách nào khác để sang sông. Cô gái băn khoăn lắm, suy nghĩ 8 ngày, cuối cùng phải đồng ý.

   Nhưng khi người yêu biết được nàng đã qua sông bằng cách nào, chàng đã nổi giận tát nàng và ném nàng xuống con thuyền của Fan. Fan thấy vậy, lập tức lên bờ tìm chàng trai đánh cho một trận. Cuối cùng bài học nêu câu hỏi:

   “Trong ba người này, bạn phục người nào nhất? Đồng tình với ai nhất? Căm ghét ai nhất?”.

   Sinh viên bốn nước phương Đông; Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhất trí đồng tình với người tình của cô gái, vì chàng vô ý bị “cắm sừng”. Họ đều căm ghét Fan, vì hắn thừa lúc người ta gặp khó khăn mà lợi dụng, lại còn đánh người nữa. Đồng thời, họ cho rằng cô gái không nên dùng hạ sách này.

   Nhưng các sinh viên đến từ các nước phương Tây; Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp thì phản đối kịch liệt. Họ khâm phục nhất là Fan, cho rằng Fan dám nghĩ, dám làm, Fan yêu cô gái nên thẳng thắn đề ra yêu cầu của mình. Khi cô gái bị người tình bỏ rơi, Fan không do dự trả thù cho nàng – đó chính là hành vi của đấng nam nhi.

   Họ nói, họ cũng khâm phục cô gái, cô dám hy sinh mọi thứ cho tình yêu. Họ căm ghét nhất là người tình của cô gái, bao nhiêu thời gian trôi qua mà anh ta không dám qua sông mà để cho người yêu phải tự mạo hiểm, và anh ta đã bỏ cô gái vì cái gọi là lòng tự tôn. Anh ta thực sự là một thằng hèn.

Đồng bọn Người Việt nghĩ thê nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Send this to a friend