Tiếng Việt ta thật phong phú! Nó có rất nhiều đặc điểm thú vị, mà một trong những khả năng độc đáo của nó là việc tạo từ ghép (kết hợp từ nhiều từ độc lập) và từ tắt (gọi tắt một từ dài). Với một vốn từ vựng phong phú thì ta có thể tạo được vô số từ ghép, nhiều khi lại có ý nghĩa rất thâm thúy, và nhiều khi rất chi là… kinh dị.
Sau đây là đề thi môn tiếng Việt dành cho các thí sinh nhập môn kiểm tra kiến thức của thí sinh về lĩnh vực này của tiếng Việt, áp dụng cho nhiều ngành khác nhau của đời sống.
Thể thao
– Đứng sau tiền vệ là hậu vệ, vậy đứng sau thủ môn là gì?
Văn học
– Lợi dụng tiền bạc thì gọi là làm tiền, vậy lợi dụng tình cảm thì gọi là gì?
– Người ta thường tả người con gái “lông mày lá liễu”. Vậy khi lá nở ra hoa thì gọi là gì?
– Buổi sáng gọi là ban mai, sao buổi sáng gọi là sao mai, sương buổi sáng gọi là sương mai, nắng buổi sáng gọi là nắng mai. Vậy dòng sông buổi sáng gọi là gì?
Giáo dục
– Giáo viên dạy Văn học kiêm dạy Lịch sử thì gọi là giáo viên Văn Sử. Vậy giáo viên dạy Sinh vật kiêm Vật lý thì gọi là gì ? Giáo viên dạy Sinh vật kiêm Thể dục thì gọi là gì?
– Giáo viên dạy Toán học kiêm Hóa học thì gọi là giáo viên Toán hóa. Vậy giáo viên dạy Âm nhạc kiêm Đạo đức thì gọi là gì ? Giáo viên dạy Âm nhạc kiêm Vật lý thì gọi là gì?
Toán học
– Hai mệnh đề giao cắt nhau thì gọi là mệnh đề giao. Hai mệnh đề hợp chung với nhau thì gọi là mệnh đề hợp. Vậy hai mệnh đề thỏa mãn cả hai điều kiện trên thì gọi là gì?
Vật lý
– Cực tích điện dương gọi là dương cực, cực tích điện âm gọi là âm cực. Vậy vật tích điện dương và vật tích điện âm gọi là gì?
Hóa học
– Chất tinh khiết gọi là tinh chất. Tôi luyện để lấy tinh chất thì gọi là tinh luyện, sàng lọc để lấy tinh chất thì gọi là tinh lọc. Vậy khử trùng để lấy tinh chất thì gọi là gì? Chuyển dịch để lấy tinh chất thì gọi là gì?
Sinh vật học
– Ghép cây chanh với cây quất thì gọi là cây chanh quất. Vậy ghép sờ-ri với vú sữa thì gọi là gì ? Ghép cây trứng cá với cà *** dê thì gọi là gì?
Tâm lý học
– Cảm thấy xúc động thì gọi là xúc cảm. Vậy cảm thấy nhục nhã thì gọi là gì ? Có ý tốt với người ta thì gọi là thiện cảm, có ác ý thì gọi là ác cảm. Vậy khoái người ta thì gọi là gì?
Y khoa
– Bị bệnh khó chữa thì gọi là nan y. Tìm được thầy thuốc có lương tâm thì gọi là lương y. Thầy kê thuốc tây cho uống thì gọi là tây y. Uống xong thoát chết thì gọi là gì?
Lịch sử
– Nước lớn gọi là cường quốc, vậy biển lớn gọi là gì?
– Binh sĩ mất mạng gọi là liệt sĩ, mất nước gọi là liệt quốc, vậy mất biển gọi là gì?
– Quan lại hà khắc với dân thì gọi là hà hiếp. Vậy quan lại cưỡng bách hay hãm hại dân thì gọi là gì?
Địa lý
– Khi sáp nhập tỉnh Nghệ An với Hà Tĩnh thì gọi tắt là Nghệ Tĩnh. Vậy nếu sáp nhập tỉnh Hậu Giang với huyện Ô Môn thì gọi là gì?
– Giả sử sáp nhập tỉnh Nam Hà với Sơn Tây thì gọi tắt là Hà Tây. Vậy nếu sáp nhập tỉnh Đắc-lắc với Plây-ku thì gọi là gì?
Kinh tế
– Nơi chế biến sản phẩm xuất khẩu thì gọi là khu chế xuất. Vậy nơi tinh chế sản phẩm hoàn thành thì gọi là gì ? Nơi xuất khẩu sản phẩm tinh chế thì gọi là gì?
Kiến trúc
– Nhà xây nếu xếp hạng theo mặt đường thì chia làm 3 cấp: đại lộ, trung lộ và tiểu lộ. Nếu xếp theo sự phú quý thì có đại phú, trung phú và tiểu phú. Vậy nếu xếp theo sự tiện nghi thì có 3 cấp gì?
– Đường đào trong đất gọi là địa đạo, vậy đường đào dưới âm phủ gọi là gì? Nhà xây trên trần gian gọi là căn hộ, vậy nhà xây dưới âm phủ gọi là gì?
Điện ảnh
– Sự gợi cảm của nhân vật trong phim tình cảm thì gọi là gợi tình. Vậy sự mất tính cách hoặc phá cách của nhân vật trong phim trinh thám thì gọi là gì?
– Nghĩa cử của nhân vật trong phim kiếm hiệp thì gọi là nghĩa hiệp. Vậy sinh hoạt của nhân vật trong phim tâm lý thì gọi là gì ? Hành động của nhân vật trong phim hình sự gọi là gì? Thủ pháp của nhân vật trong phim khiêu dâm gọi là gì? Sự bóp méo nhân vật trong phim cao bồi gọi là gì?
Ẩm thực
– Hành chế biến chung với tỏi thì gọi là món hành tỏi. Vậy hành chế biến với lạc thì gọi là gì ? Bánh khoái ăn với lạc thì gọi là gì?
Nông nghiệp
– Trong Bộ Nông nghiệp có Cục Chuồng trại gọi tắt là Cục Chuồng. Vậy Cục Đất đai gọi tắt là gì ? Cục Phân bón gọi tắt là gì?
– Cục Vườn tược cùng Cục Ao cá trực thuộc Tổng Cục Vườn Ao. Vậy Cục Tiêu thủy, Cục Thụ giống, Cục Nước thải và Cục Giải hạn trực thuộc Tổng Cục gì ? Cục Ăn uống, Cục Phân bón, Cục Chuồng trại và Cục Bò sữa trực thuộc Tổng Cục gì ? Cục Con giống, Cục Chim chóc, Cục Thâm canh và Cục Tái chế rác trực thuộc Tổng Cục gì?
Hành chính
– Cơ quan cấp dưới gọi là Hạ. Ví dụ Hạ nghị viện là cơ quan cấp dưới trong Nghị viện. Vậy cơ quan cấp dưới của Bộ là gì?
– Phòng Kinh tế sáp nhập với Phòng Thương mại thì gọi chung là Phòng Kinh thương. Vậy Phòng Bao cấp, Phòng Quy hoạch và Phòng Đầu tư sáp nhập lại thì gọi chung là gì? Phòng Xúc tiến, Phòng Bãi nhiễm, Phòng Phân bổ, Phòng Tổ chức và Phòng Bố trí sáp nhập lại thì gọi chung là gì? Phòng Làm việc, Phòng Đại diện, Phòng Chín(h) thức, Phòng Phát triển, Phòng Liên lạc và Phòng Tiếp dân sáp nhập lại thì gọi chung là gì?
Ngoại giao
– Khi hai quốc gia liên kết với nhau thì ta thường gọi tắt liên minh đó theo tên hai nước (dùng chữ đầu của mỗi nước). Ví dụ cung văn hóa Việt Xô, bệnh viện Việt Tiệp, liên minh Mỹ Đức Anh, vv… Giả sử có diễn biến lịch sử như sau:
Ban đầu 5 quốc gia ở 4 châu Âu, Á, Phi, Mỹ hợp lại thành liên minh sau:
Anh, Hai-ti, Mê-hi-cô, Ni-giê-ri-a, Cô-oét
Sau đó 3 nước rút lui và có thêm 3 nước mới gia nhập:
Anh, Triều Tiên, Cô-oét, Hết-zê-gô-vi-na (Herzigovina), Ý (Italia)
Cứ thế, thành phần liên minh thay đổi không ngừng như sau:
Anh, Bê-la-rút, Cô-oét, Qua-ta
Anh, Tuốt-mê-ni-ki-stan, Áo, Cô-oét
Anh, Xoa-zi-lân (Swaziland), Mông Cổ, Cô-oét
Anh, Hôn-đu-rát, Zim-ba-bu-ê, Cô-oét
Anh, Kê-ni-a, Cu-ba, Ấn Độ, Zim-ba-bu-ê, Cô-oét
Cuối cùng liên minh gồm có:
Cô-oét, Hét-zê-gô-vi-na, Ô-man, Sao-đi (Arab Saudi), Phê-rô (Faroe), Ghê-or-ghi (Georgia), Anh, Ha-oai.
Bây giờ câu hỏi là: bạn hãy cho biết các tên tắt của mỗi liên minh trong diễn biến trên. (ví dụ ban đầu gọi là liên minh Anh Hai Mê Ni Cô, vv…)