Bạn đã tiêu tốn bao nhiều tiền cho Steam?

Steam Giftcards

   Có bao giờ bạn từng đặt câu hỏi mình đã tiêu tốn bao nhiều tiền cho Steam? Tài khoản Steam của bạn đáng giá bao nhiêu? Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn vài cách để ước lượng giá trị hiện tại của tài khoản Steam của bạn cũng như số tiền bạn đã đốt cho Steam.

Lưu ý:
   Mọi cách tính và ước lượng chỉ mang tính chất tương đối vì còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tùy vào tài khoản của mỗi người nên thực tế rất khó để tính ra con số chính xác. Mình sẽ giải thích chi tiết lý do tại sao khi đi vào từng phương pháp cụ thể.

   Trước khi đi vào bài viết chi tiết mình xin có một chút tâm sự về Steam. Bạn nào không thích đọc đoạn này thì thì skip qua nhé.

   “Mình bắt đầu chơi Steam từ khoảng giữa mùa hè 2013 khi đang có đợt Summer Sales 2013 cũng là lúc Steam cho ra mắt hàng loạt các tính năng hấp dẫn cho game thủ như Steam Profile, Steam Badge, Steam Trading Card… Steam dần dần chuyển mình trở thành một mạng xã hội dành cho game thủ đúng nghĩa chứ không còn chỉ là một cửa hàng bán game thuần túy nữa.

   Mình còn nhớ game đầu tiên mà mình mua là Resident Evil 5 lúc đó sale giá là $19.99. Game này thì mình chơi về nước vài lần rồi nhưng chơi trên PC của thằng bạn cùng phòng… Lúc đó do mới sắm được em gaming laptop của Asus với lại công việc cũng tương đối ổn định rồi nên… Khi đợt Summer Sales 2013 được tung ra mình đốt cũng bộn tiền cho Steam… và cũng thành con nghiện từ đó… ಥ﹏ಥ

   Đối với mình giá trị của tài khoản Steam không thể đo bằng tiền bạc mà còn có giá trị về tinh thần vì mình gắn bó với Steam đến nay cũng gần 10 năm rồi, có rất nhiều kỷ niệm nữa. Bạn nào Việt Nam mà muốn add friend mình thì vào đây nhé.”

   Nói lan man vậy đủ rồi… vào nội dung chính của bài viết nhé. Nhìn tổng quan thì sẽ có 2 cách ước lượng giá trị của một tài khoản Steam. Một là tính (xuất) ra trực tiếp từ tài khoản Steam của bạn, hai là thông qua dịch vụ (website của bên thứ 3)

1. Trực tiếp từ tài khoản Steam:

Đầu tiên các bạn mở Steam client lên (login vào tài khoản Steam của bạn) tìm đến menu:

Help

Help - Steam Support

Click chuột vào menu Steam Support ngay bên dưới

Steam - My Account

Ở trang kế tiếp bạn tìm và click chuột lên mục My Account

Data Related to Your Steam Account

Tiếp tục trang kế tiếp bạn click chuột vào mục Data Related to Your Steam Account ở cuối cùng.

External Funds Used

Trang kế tiếp sẽ rất nhiều hạng mục bạn tìm đến và click chuột vào External Funds Used

Steam - Total Spend

   Và trang cuối cùng sẽ là External Funds Used với thông tin bạn cần tìm… Thật ra mình hướng dẫn dài dòng vậy thôi… nếu bạn nào đăng nhập tài khoản Steam của bạn bằng trình duyệt có thể vào thẳng bằng đường dẫn sau:

https://help.steampowered.com/en/accountdata/AccountSpend

Ở trang External Funds Used này chúng ta sẽ có vài con số đáng chú ý sau:


TotalSpend: là tổng số tiền bạn đã “tự nguyện dâng hiến” cho Steam với Amount là số tiền bạn đã “cúng” và Currency là loại tiền tệ bạn đã nạp tùy theo lúc bạn tạo tài khoản Steam của bạn thuộc quốc gia nào… có thể là USD, Euro, bảng Anh…

OldSpend: là tổng số tiền bạn đã nạp cho Steam tính từ ngày Friday, April 17, 2015 18:00:00 UTC trở về trước nữa… Ví dụ mình tạo tài khoản vào khoảng June 2013 thì OldSpend sẽ hiện thị tổng số tiền mình đã nạp từ lúc mở account tức là June 2013 cho đến April 2015.

PWSpend: là tổng sổ tiền bạn đã nạp vào tài khoản Perfect World. Vì Valve hợp tác với Perfect World Entertainment vận hành 2 game là DotA 2 và CS:GO ở “Tung Của”. Này mình cũng không rành lắm bạn nào muốn biết thêm chi tiết thì kiếm mấy bạn ở “Nước Lạ” mà hỏi thêm.

ChinaSpend: vì các game thủ “Nước Lạ” rất là văn minh và lịch sự ლ(`ー ‘ლ) nên Valve quyết định tạo riêng một môi trường trong sạch cho các bạn ấy… chơi riêng với nhau. Nếu tài khoản của bạn nào được tạo ở “Nước Lạ” và có “cúng” tiền thì sẽ hiện ở mục này… Còn không thì đa số sẽ là 0.00


Steam Wallet

   Trước khi đi tiếp sang cách thức thứ 2 thì mình sẽ giải thích tại sao con số TotalSpend ở trên chỉ mang tính ước lượng và tương đối. TotalSpend bao gồm những gì?

  • Tiền bạn nạp vào Steam thông qua credit card, giftcard hay Steam voucher (mua ở máy bán hàng tự động hay đổi từ máy đổi tiền coin của Coinstar…)
  • Tiền bạn nạp vào Steam sau đó dùng để mua item DotA 2 hay skin súng dao CS:GO dĩ nhiên rồi… tuy nhiên nếu đồ bạn được tặng hoặc đi trade thì không được tính vào… Ví dụ bạn được tặng 1 con dao CS:GO $300 và 1 con courier Baby Roshan giá $1000 thì cũng không được tính vào.
  • Game bạn mua từ các website thứ 3 như Humble Bundle, Amazon, Bundle Star, Indie Royale, Indie Gala, Groupees… sau đó lấy code nạp vào Steam thì cũng không được tính. Vì giá mỗi chỗ mỗi khác chưa nói mua theo bundle giá rẻ như cho.
  • Game bạn được bạn bè tặng thông qua hình thức gift cũng không được tính… như mình được một người bạn vô danh tặng cho Cyberpunk 2077 mà tới giờ cũng chưa chơi… lúc check thì không báo giá. Không biết là mua sale hay mua full tại game mới ra mắt được vài ngày thì mình được tặng.
  • Một số bản game nếu bạn mua dạng pre-order thì được tặng kèm DLC… còn những người mua sau thì phải trả tiền cũng không được tính…

   Như mình đã nói ở trên có rất nhiều yếu tố khác tác động nên mọi ước lượng chỉ mang tính tương đối…

2. Thông qua website/dịch vụ bên thứ 3:

   Với cách tính thứ nhất thì có có một mình bạn là chủ tài khoản mới biết được… còn cách thứ 2 chúng ta sẽ dùng các website/dịch vụ bên thứ 3 để tính ước lượng nên bạn có thể check bất cứ tài khoản Steam nào được set Public… còn Steam Profile nào set Private thì chịu nhé…

Steam Database

Steam Database - Account Value

   Truy cập vào Steam Dabase theo liên kết trên và nhập vào Steam ID của bạn hoặc của một tài khoản Steam bất kỳ bạn muốn kiểm tra. Như hình minh họa ở trên bạn sẽ thấy mục Account Value sẽ có 2 giá trị là Lowest PricesToday’s Prices.

   Mình không rõ 100% cách thức Steam Database ước lượng giá trị của một tài khoản Steam nhưng theo kinh nghiệm chơi Steam lâu năm của mình thì cứ đến mỗi mua sale lớn của Steam như Summer Sales, Winter Sales… thì giá trị Today’s Prices này sẽ giảm theo giá trị của game bạn đã sở hữu cũng đang được sale.

   Ngoài ra giá trị Today’s Prices cũng sẽ giảm theo thời gian (đương nhiên là không có rớt không phanh) vì thư viện game bạn sở hữu cũng bị giảm giá theo thời gian. Ví dụ bạn mua 1 game AAA trên Steam lúc mới ra mắt là $59.99 … khoản 3 năm sau game này giảm giá xuống còn $39.99. Tương tự như vậy với những game khác trong thư viện game của bạn… sẽ kéo giá trị của tài khoản Steam của bạn xuống…

SteamID.pro

SteamID.pro - Approximate Value

   Cũng tương tự như Steam Database nhưng SteamID.pro nêu rõ là giá trị ước lượng dựa trên giá trị toàn bộ game hiện trong thư viện game của tài khoản Steam của bạn, nhưng tính bằng giá trị game trên Steam Store đã giảm giá (đang sale). Giải thích hơi khó hiểu nhỉ? Ví dụ cho bạn dễ hiểu là trong thư viện game của bạn đã mua game Cyberpunk 2077 với giá là $59.99 nhưng hiện giờ game đang sale là $39.99 thì SteamID.pro sẽ lấy giá sale là $39.99 để tính.

Steam Ladder

Steam Ladder - Estimated Cost

   Tương tự như Steam Database và SteamID.pro nhưng giá trị tài khoản Steam của bạn ở mục Estimated Cost sẽ thấy cao hơn một chút… vì Steam Ladder ước lượng giá trị tài khoản Steam của bạn dựa trên tổng giá trị của toàn bộ game trong thư viện Steam của bạn bằng với giá hiện tại của game trên Steam Store nhưng không có giảm giá. Ví dụ cho bạn dễ hiểu là trong thư viện game của bạn đã mua game Cyberpunk 2077 với giá là $59.99 nhưng hiện giờ game đang sale là $39.99 thì Steam Ladder sẽ lấy giá gốc là $59.99 để tính.

   Nói chung là có rất nhiều website tương tự như Steam Database, SteamID.pro hay Steam Ladder trên internet bạn chỉ việc tìm thêm trên Google … mình chỉ lấy 3 trang trên làm ví dụ thôi… Thôi mình dừng bài viết ở đây… có bạn đọc nào biết website nào hay hay về Steam muốn chia sẻ với mọi người thì để lại link ở mục Góp Ý nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *