Được giới thiệu chính thức lần đầu tiên vào đợt Summer Sale 2013 (khoảng tháng 5/2013) dưới dạng thử nghiệm, các “lá bài ma thuật” Steam Trading Cards đã tạo ra cơn sốt mới cho người sử dụng dịch vụ Steam, hệ thống bán lẻ game trực tuyến nổi tiếng nhất thế giới hiện nay.
Trong đợt thử nghiệm ra mắt hệ thống trading card nếu bạn nào có “duyên” (tại lúc này chưa có nhiều người biết đến) gia nhập nhóm Steam Trading Cards sẽ nhận được Steam Trading Card Beta Access (dạng gift) sau khi add vào thư viện Steam của bạn sẽ được tặng một phù hiệu (badge) Trading Card Beta Tester… nhìn khá là oách và hiếm.
Quay trở lại chủ đề chính… vậy Steam Trading Card là gì? Thực ra Steam Trading Card là một dạng thẻ game ảo được rớt ra trong quá trình bạn chơi game… Trong bài viết này mình sẽ cố gắng trình bày một cách chi tiết và cụ thể các vấn đề liên quan đến Steam Trading Cards dưới dạng bài hỏi đáp cho các bạn dễ hiểu… nếu bạn nào có câu hỏi hoặc thắc mắc nào bên ngoài bài viết có thể để lại câu hỏi ở phần góp ý bên dưới, mình sẽ cố gắng giáp đáp trong khả năng của mình.
1. Steam Trading Card dùng để làm gì?
Nếu bạn nào có một tài khoản của Steam… bạn có thể tạo riêng cho mình một trang Steam cá nhân (Steam profile) dạng như http://steamcommunity.com/id/<SteamID>… Góc phía trên bên phải của Steam profile của bạn có một mục gọi là Featured Badge… cho phép bạn chọn một phù hiệu của một game nào đó để hiển thị ra ở trang profile Steam của bạn. Vậy thì mục đích chính của Steam Trading Card là chế tạo hay đúc (chả biết dịch sao cho đúng) ra các huy hiệu (badge) này. Ngoài ra bạn còn có thể mua bán, trao đổi hay chỉ đơn giản là sưu tầm Steam Trading Card chơi cho vui…
2. Làm sao để có được Steam Trading Card?
Cách đơn giản để có được Steam Trading Card là card sẽ rớt ra trong quá trình bạn chơi game… một số game dạng free-to-play thì card sẽ không thể tự rớt khi chơi mà sẽ rớt khi bạn nạp đủ một lượng tiền nào đó trong game… VD: như CS:GO hay Dota 2 nếu bạn nạp tiền và mua bất cứ món đồ nào trong game và đủ cứ $10 thì trong quá trình chơi game sẽ có 1 card rớt ra… ngoài ra còn một số cách khác để có được Steam Trading Card mình sẽ nêu chi tiết dưới đây.
Nếu card rớt ra bị trùng bạn có thể trao đổi (trade) với bạn bè trong danh sách bạn bè của bạn trên Steam… nếu lượng bạn bè của bạn quá ít bạn có thể lên một số website chuyên hỗ trợ trade Steam Card như Steam Card Exchange hay Steam Trade Matcher để tìm người trade card với mình. Mình cũng có nhận trao đổi card nếu thích các bạn cũng có thể trao đổi card với mình xem chi tiết bài viết Nhận trao đổi Steam Trading Card
Nếu bạn rỉnh hầu bao và muốn sưu tầm cho đủ bộ card thì có thể mua card tại Steam Community Market… hoặc mua riêng từ một cá nhân nào đó giá cả tự thỏa thuận.
Ngoài ra trong những đợt sale lớn như Summmer hay Winter Sale… sẽ có những đợt bầu chọn game… khi bạn bầu chọn cho một game nào đó (khoảng 8 tiếng bầu một lần, 3 lần rớt một card) thì sẽ rớt card của đợt sale đó… hay là mua game trong đợt sale cứ mua đủ $10 sẽ rớt 1 card của đợt sale đó VD: card Summer Sale 2013 …
3. Làm sao biết game nào có hỗ trợ Steam Trading Card?
Đối với game bạn đã mua (có sẵn trong tài khoản)… bạn có thể kiểm tra ở trang Steam Profile – Badges (http://steamcommunity.com/id/<Steam ID>/badges/) để biết chính xác số card còn lại của mỗi game chưa rớt và số card của game đó mình hiện có.
Đối với những game chưa có hoặc dự định mua bạn có thể kiểm tra ở phần thông tin chi tiết về game ở cột sidebar bên tay phải…như hình mình họa.
Ngoài ra bạn có thể xem danh sách chi tiết và đầy đủ những game hỗ trợ Steam Trading Card tại đây.
4. Tỉ lệ rớt và giới hạn lượng card?
Tỉ lệ rớt sẽ là 50% tức là bạn sẽ chỉ nhận được một nửa số card rớt ra (được làm tròn) trên tổng số card của game đó. Ví dụ: CS:GO có tổng cộng 5 card game, vậy tổng số card bạn nhận được khi chơi game này sẽ là 3. Thời gian rớt card sẽ khác nhau tùy mỗi game… có trò chơi nửa tiếng là rớt sạch card cũng có trò bạn phải chơi lâu hơn 3-4 tiếng thậm chí hơn.
Với những game dạng free-to-play như đã nói ở trên bạn phải nạp tiền mới rớt card thì không giới hạn số lượng… VD: bạn nạp $100 để mua vật phẩm (items) trong Dota 2 thì sẽ có 10 card rớt ra trong quá trình chơi…
5. Steam Trading Card có bao nhiêu loại?
Steam Trading Card có 2 loại chính là card thường và card foil. Card thường sẽ có nền màu xanh dương và card foil sẽ có nên màu xám như hình minh họa bên dưới.
6. Card foil là gì?
Card foil cũng tương tự như card thường… về tính năng thì như nhau… nhưng do tỉ lệ rớt thấp hơn nên người ta con gọi là card hiếm (rare card)… do tính chất hiếm và ít nên giá khi trao đổi và mua bán sẽ tương đối cao hơn so với card thường…
7. Làm thế nào để sưu tập đủ số card game còn thiếu?
Có vài cách để bạn sưu tập đủ số card game còn thiếu mà mình cũng có đề cập ở trên đó là trao đổi (hoặc xin xỏ =)) ) card game với bạn bè hoặc mua những card game còn thiếu trên Steam Community Market, một dạng thị trường buôn bán tự do của những người dùng Steam. Ngoài ra còn rất nhiều group hoặc website bên thứ 3 chuyên nhận trao đổi Steam Trading Card nhưng cẩn thận vì kiếm được người chịu trade không dễ và cẩn thận lừa đảo.
Ngoài ra còn một cách nữa nhưng cách này mình nghĩ không thực tế lắm đó là đợi rớt Booster Pack (mình sẽ giải thích sau)… nhưng mà cách này thì không phù hợp với những bạn có Steam profile level thấp và chờ dài cổ. =))
8. Booster Pack là gì?
Booster Pack là một dạng gói tặng thêm (hông biết dịch sao) bao gồm 3 card của một game nào đó… chứa ngẫu nhiên có thể có cả card foil của cùng 1 game nào đó.
9. Làm sao để có Booster Pack?
Điều kiện để có được Booster Pack khá là rắc rối… có thể giải thích đại khái là khi bạn chơi một game nào đó đã rớt hết số card mặc định… thì bạn có cơ hội nhận được Booster Pack của game đó để có đủ bộ card… nhưng tỉ lệ rớt Booster Pack của một game là ngẫu nhiên trong số những game mà bạn đã rớt đủ card và tỉ lệ rớt Booster Pack của một tài khoản Steam phụ thuộc vào cấp độ (level) của tài khoản Steam đó.
Dưới đây là bảng minh họa tỉ lệ Booster Pack theo cấp độ…
- Level 10: +20% tỉ lệ rớt Booster Pack
- Level 20: +40% tỉ lệ rớt Booster Pack
- Level 30: +60% tỉ lệ rớt Booster Pack
- Level 40: +80% tỉ lệ rớt Booster Pack
- Level 50: +100% tỉ lệ rớt Booster Pack
- …
(Ngoài ra còn một điều kiện để rớt rớt Booster Pack nữa là bạn phải đăng nhập vào tài khoản Steam của mình ít nhất một lần một tuần.)
VD: (cho một ví dụ để các bạn dễ hình dung)
Bạn có 5 game trong tài khoản Steam của mình như The Walking Dead, Resident Evil 4, Blockland, Gentlemen!, Kingdom Rush… đều đã chơi và rớt hết card thì trong 5 game sẽ rớt Booster Pack ngẫu nhiên 1 trong 5 game và tỉ lệ rớt sẽ tùy vào cấp độ tài khoản Steam của bạn… kinh nghiệm thực tế từ tài khoản Steam của mình level trên 100 có khoảng hơn 300 game đã rớt hết card thì mỗi tuần rớt ngẫu nhiên một Booster Pack 😁
10. Steam Trading Card có hạn sử dụng (hết hạn) không?
Trừ những Steam card dựa theo sự kiện như Steam Summer Sale, Winter Sale… chẳng hạn thì sẽ có hạn lưu hành và sẽ tự động biến mất khi hết hạn, còn lại tất các các card rớt ra từ game đều không bị giới hạn thời gian lưu hành bạn có thể sưu tầm giữ làm kỷ niệm bao lâu cũng được.
11. Gom đủ bộ card để làm gì?
Câu hỏi khá thú vị… Steam Community là một mạng xã hội chuyên về game… nơi bạn có thể kế bạn, trao đổi, chơi game chung… Steam cung cấp cho bạn một trang cá nhân gọi là Steam profile… Khi bạn gom đủ số card bạn có thể craft badge (một số web game Việt Nam dịch là chế tạo huy hiệu) để nâng cấp Steam profile của mình…
12. Steam game badge là gì?
Dịch sao nhỉ… 😅 Steam game badge dạng như một huy hiệu dùng để trưng bày (show ra cho đẹp) trên trang Steam cá nhân của bạn, ngoài ra nó còn giúp cộng điểm kinh ngiệm cho profile của bạn…
13. Steam game badge có mấy loại?
Bắt đầu từ đây có vẻ hơi lạc đề chút nhưng không ít thì nhiều cũng vẫn có liên quan đến Steam Trading Card… nên mình giải thích luôn. Tương tự như Steam Trading Card, cũng sẽ có 2 loại là badge thường và foil badge… nếu bạn craft badge bằng card thường thì được badge thường và tương tự craft badge bằng foil card.
Steam game badge cũng có cấp độ (level) riêng. Nếu bạn gom đủ bộ card foil của một game bạn có thể craft được foil badge của game đó và foil badge gamne chỉ có một cấp. Tương tự nếu gom đủ bộ card thường của một game bạn có thể craft được badge thường của game đó nhưng khác ở chỗ là badge thường được phép lên đến level 5 tức là bạn gom được 5 bộ card của một game sẽ craft được badge level 5 của game đó.
– Badge của game The Walking Dead
14. Có bao nhiêu loại badge?
Ngoài game badge Steam còn có rất nhiều loại badge khác nhau như badge sự kiện, badge do bạn làm tester, badge do bạn làm nhân viên của Valve…
Badge game thì bạn có thể craft bất kỳ lúc nào miễn là gom đủ số game card, còn badge sự kiện hay các badge đặc biệt khác thì bạn phải tham gia sự kiện, nhận lời làm tester tình nguyện… thì mới có được và qua sự kiện rồi thì không bào giờ có lại nữa… nên các badge này thường hiếm và quý hơn…
Trước đợt chuẩn bị ra mắt hệ thống Steam Trading Card… nếu bạn gia nhập group Steam Trading Cards bạn sẽ có badge Trading Card Beta Tester, hay trong đợt chuẩn bị ra mắt SteamOS khoảng trước October 25th, 2013 nếu bạn giam gia nhóm Steam Universe và làm theo một số yêu cầu nhỏ của Steam bạn sẽ được badge Steam Hardware Beta Candidate
Như vậy có thể thấy là không cần tốn tiền mua game card bạn vẫn có thể kiếm badge để nâng cấp Steam profile của mình tuy nhiên hơi mệt vì phải canh sự kiện và số lượng badge ăn theo sự kiện là không có nhiều…
15. Điểm kinh nghiệm sau khi craft được một badge là bao nhiêu?
Câu hỏi này không thể trả lời chính xác được vì tùy vào loại badge mà bạn craft được, thường thì badge game sẽ là 100 XP một cấp tức là tương ứng với badge level 1 sẽ là 100 XP và badge level 5 sẽ là 500 XP…
Đối với các badge sự kiện thì tùy từng loại có thể là 100 XP, 150 XP… cá biệt có badge Valve Employee Badge có điểm kinh nhiệm lên đến 1000 XP…
Có một thú vị nho nhỏ là trong đợt Summer Sale 2014… có một cá nhân trên Steam rất là nổi tiếng trong cộng động chơi Steam dám bỏ ra một số tiền kỳ lục để craft một badge có level cao cũng kỷ lục (Level 3333) và hiện chưa có ai vượt qua được… nếu bạn nào hay tham gia diễn đàn về Steam trên reddit chắc cũng đoán là ai rồi.
Theo cá nhân mình ước lượng thì trong đợt Summer Sale 2014 giá Summer Adventure Card thay đổi thường xuyên dao động từ 16 – 19 cent là thấp nhất cho đến 39 – 45 cent là cao nhất… giá trung bình khoảng giữa đợt sale là khoảng 19 – 25 cent. Một bộ card Steam Summer Adventure 2014 gồm 10 card.
Làm một phép tính nhỏ: $0.25 x 10 = $2.5 (1 bộ) với badge level 3333 ta có $2.5 x 3333 = $8332
16. Craft game badge để làm gì?
Ngoài mục đích chính của việc gom đủ bộ card craft badge để lên level cho Steam profile… sau mỗi lần craft badge thành công bạn sẽ được tặng một steam background (hình nền trang trí, cá nhân hóa cho Steam profile của bạn), một steam emoticon (một dạng mặt cười, tăng cảm xúc khi chát với bạn bè trên Steam), một phiếu (coupon) giảm giá cho một game bất ký hay một steam card nếu craft badge trong thời điểm diễn ra sự kiện sale nào đó.
17. Nâng cấp level cho Steam profile để làm gì?
Theo quy định của Steam mỗi 10 level bạn sẽ mở khỏa (unlock) được một Showcase (hông biết dịch sao) giúp bạn trang trí, cá nhân hóa trang profile của mình độc đáo và không đụng với Steam profile của bạn bè… Hiện có khoảng 15 showcase tất cả… tức là nếu Steam profile của bạn đạt level 10 thì bạn unlock được 1 showcase bạn có thể chọn 1 showcase bất kỳ trong 15 loại (Game Collector, Achievement Showcase, Screenshot Showcase…) để hiển thị ra Steam profile của mình.
Tạm dừng ở đây, hi vọng qua bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn phần nào về hệ thống Steam Trading Card và các vấn đề liên quan dành cho những bạn mới tham gia Steam.
[ Cập nhật và sửa lỗi lần cuối May 24, 2022 ]